Sau một tháng “mở cửa”, nhiều dịch vụ được hoạt động, cuộc sống người dân TP HCM dần trở về trạng thái “bình thường mới”, dù dịch được đánh giá còn nguy cơ.

Sau 4 tháng siết chặt giãn xã hội, ngày 1/10 TP HCM thực hiện Chỉ thị 18 tiếp tục kiểm soát, phòng chống Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tháng 10, hơn 300 chốt kiểm soát đã tháo dỡ giúp người dân thoải mái hơn khi ra đường, được tập thể dục, thể thao và mua sắm… Các cơ sở ăn uống, siêu thị, chợ truyền thống mở cửa trở lại khiến đường phố nhộn nhịp. Đô thị lớn nhất nước dần lấy lại sức sống.

Sau một tháng “mở cửa”, nhiều dịch vụ được hoạt động, cuộc sống người dân TP HCM dần trở về trạng thái “bình thường mới”, dù dịch được đánh giá còn nguy cơ.

Sau 4 tháng siết chặt giãn xã hội, ngày 1/10 TP HCM thực hiện Chỉ thị 18 tiếp tục kiểm soát, phòng chống Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tháng 10, hơn 300 chốt kiểm soát đã tháo dỡ giúp người dân thoải mái hơn khi ra đường, được tập thể dục, thể thao và mua sắm… Các cơ sở ăn uống, siêu thị, chợ truyền thống mở cửa trở lại khiến đường phố nhộn nhịp. Đô thị lớn nhất nước dần lấy lại sức sống.

Đánh giá một tháng “mở cửa” của TP HCM, PGS. TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TP HCM) cho rằng thành phố cho hàng quán hoạt động lại là phù hợp vì đó là nhu cầu của người dân. Việc này không tạo ra nhiều nguy cơ trong bối cảnh hầu hết người dân đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine.

“Các nước Pháp, Canada, Anh… cũng theo lộ trình này. Tức là sau khi đạt yêu cầu về tỷ lệ tiêm vaccine, họ cũng áp dụng thẻ xanh Covid, yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi mở cửa trở lại và không xảy ra sự đột biến về số ca mắc mới”, ông Dũng nói.

Tuy nhiên, ông Dũng nói thành phố thí điểm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở TP Thủ Đức và quận 7 bán bia rượu là chưa hợp lý. Bởi khi người dân có nhiều nhu cầu mà chỉ cho mở ở một số khu vực, người từ nhiều nơi khác tới hai địa bàn này sẽ rất khó đảm bảo tuân thủ 5K, dẫn tới nguy cơ lây lan dịch.

“Mức độ giao thoa giữa các địa bàn tại thành phố rất cao, nên nếu cần thiết thí điểm để đảm bảo an toàn, có thể áp dụng theo quy mô cơ sở, hạn chế công suất phục vụ chứ không nên chọn thí điểm theo địa phương”, ông Dũng nói.

Về đề xuất cho các dịch vụ karaoke, vũ trường, bar, massage… ở vùng xanh được hoạt động, ông Dũng cho rằng đây không phải là nhu cầu thiết yếu và có nguy cơ lây lan cao, thành phố cần bước đi thận trọng. Song, về góc độ quản lý, doanh nghiệp nào cũng đóng thuế như nhau nên cần sự công bằng, thành phố phải có lộ trình phục hồi những ngành dịch vụ này và việc thí điểm là cần thiết.

Tương tự như việc bán bia rượu, ông Dũng cho hay thành phố không nên áp dụng các dịch vụ trên theo khu vực “vùng xanh, vùng đỏ” mà thí điểm theo quy mô người tham gia. Thành phố đang ở nguy cơ dịch cấp 2, có thể thực hiện các biện pháp ở cấp 3 với các dịch vụ nguy cơ cao như chỉ cho hoạt động 25-50% công suất. Thay vì cho hoạt động theo địa bàn, thành phố nên mở theo các điều kiện về quy mô, công suất và tập trung khâu hậu kiểm.

Theo ông Dũng, thành phố đã trải qua đợt dịch lịch sử, cùng với độ phủ vaccine cao nên đã có miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, chính quyền có thể mạnh dạn mở cửa để sớm phục hồi kinh tế. Thành phố nên cho phép doanh nghiệp tự chủ triển khai các hoạt động phòng chống dịch; chấp nhận ca mắc Covid-19 gia tăng miễn là tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát…

Trong khi đó, TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP HCM nói rằng, thành phố đã “có những quyết định đột phá và dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Ngay từ thời điểm 16/9 chưa có hướng dẫn thích ứng an toàn với Covid-19 nhưng khi dịch cơ bản kiểm soát và thấy được hiệu quả cũng như độ phủ vaccine tương đối an toàn, thành phố mạnh dạn mở một số dịch vụ ở quận 7, Cần Giờ và Củ Chi. Sau 2 tuần thí điểm, đến 30/9 thành phố ban hành Chỉ thị 18 cho phép các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *